Các bài phân tích Người lái đò Sông Đà dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 mẫu phân tích bài Người lái đò Sông Đà hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là bút ký đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám: Uyên bác, tài hoa, không quản gian lao vất vả để có được những dòng bút ký, đậm cảm giác chân thực, sức liên tưởng phong phú đem đến cho người đọc người nghe cảm nhận về một tâm hồn khao khát hòa nhập với nhịp động phát triển của đất nước của cuộc đời.
Tác phẩm là kết quả của cuộc hành trình ngược miền Tây Bắc giai đoạn năm 1958-1960 đầy trải nghiệm sâu sắc của tác giả, được in lần đầu trong tập Sông Đà (1960). Sông Đà quanh co, uốn lượn dọc qua các triền núi, dòng nước chảy xiết với độ dốc lớn. Chính đặc điểm đó đã tạo cho Đà giang một vẻ đẹp kỳ thú, rất hoang sơ và kỳ vĩ. Hình ảnh con sông Đà hung bạo mà trữ tình đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò ông lái đò trên dòng Đà giang.
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có những thành tựu to lớn trong cả hai thời kỳ trước và sau năm 1945. Trước 1945, ông có tập “Vang bóng một thời” gồm mười một truyện rất đặc sắc, có giá trị vô cùng to lớn. Hoà chung với không khí thời đại trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc, phong cách Nguyễn Tuân vẫn luôn giữ được nét sáng tạo, riêng biệt. Ông là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hoá và thẩm mỹ. Nguyễn Tuân miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Thiên nhiên hiện lên trong văn chương của ông cũng trở thành những công trình nghệ thuật kỳ vĩ, độc đáo. Người lái đò sông Đà là đoạn trích được rút ra từ tập tuỳ bút Sông Đà được ông viết năm 1960, trong một chuyến đi gian nan nhưng đầy hứng khởi về miền Tây Bắc hiểm trở. Chuyến đi thoả mãn cái khát khao “xê dịch” của nhà văn, trong chuyến đi ấy ông đã không quên tìm kiếm “chất vàng” của cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, rất hiểm trở nguy hiểm nhưng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng say đắm lòng người. Vẻ đẹp của con người nơi đây được ông ví như “chất vàng mười đã qua thử lửa” họ là người dân lao động có trí tuệ, có lòng dũng cảm và sức mạnh chế ngự thiên nhiên.
Hai hình tượng bao trùm, xuyên suốt tác phẩm là hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò trên dòng sông quanh năm dữ tợn thách thức với con người. Với ngòi bút tài hoa của mình ông đã tạo nên hình tượng Đà giang mang hai sắc thái, hai bình diện tương phản vừa hùng vĩ, hung bạo những cũng cũng không kém phần trữ tình, thơ mộng.
Nguyễn Tuân dẫn dụ người đọc cuốn theo cảm giác vừa sợ hãi tột cùng vừa như đam mê, thích thú. Bằng sức tưởng tưởng phong phú của mình, lối hành văn nhạy bén độc đáo của mình con sông Đà hung bạo hiện lên trong lòng người đọc với niềm đam mê hãi hùng và thích thú vô cùng. Cái hung bạo được nhà văn miêu tả mở đầu bằng cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”, nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được Nguyễn Tuân ví như những thành trì kiên cố, vũng chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ trực chờ. Nhà văn miêu tả, mặt sông lúc ấy “đúng ngọ” mới có mặt trời, có vách đá “chẹt lòng sông như một cái yết hầu”, có quãng tưởng như con hươu, con nai nhảy từ bờ này qua bờ kia. Các liên tưởng tưởng chừng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại chứa đựng đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỗ sông phải đến tận giữa trưa, khi mặt trời lên cao nhất mới có ánh nắng chiếu vào, động từ mạnh “chẹt” rất biểu cảm xen lẫn với nghệ thuật so sánh “như một cái yết hầu”, hai bên bờ con hươu con nai có thể nhảy qua được. Những hình ảnh độc đáo được tác giả khéo léo lồng vào, đã tạo cho người đọc được độ cao của vách đá, độ hẹp của lòng sông. Ngồi trong khoang thuyền đi qua khúc sông ấy “mùa hè cũng thấy lạnh”, tác giả miêu tả thông qua cảm giác, mùa hè nóng nực oi bức nhưng khi qua đây, chính cái khung cảnh choáng ngợp, kỳ vĩ, chật h
Tham khảo thêm:
Sơ đồ tư duy Người lái đò Sông Đà